Mách bạn 5 mẹo ủ tê xăm mày, mí hiệu quả

Thân chào các bạn. Sau nhiều năm làm nghề và chia sẻ các kiến thức về phun xăm thẩm mỹ, điêu khắc. Mình được nghe rất nhiều các câu hỏi từ mọi người: dùng máy xăm nào làm đẹp nhất? Sử dụng tê nào tốt nhất? Cách ủ tê xăm như nào hiệu quả? Dùng mực gì lên màu đẹp nhất? Và rất rất nhiều các câu hỏi khác.

Hôm nay DCPX Hoa Bé sẽ chia sẻ tới các bạn các sử dụng thuốc tê đối với mày, mí hiệu quả nha. Còn cách dùng tê đối với môi và các kiến thức khác Hoa sẽ chia sẻ trong các bài viết sau, cả nhà cùng theo dõi nhé. Bài viết dưới dạng chia sẻ với các bạn mới vào nghề, kỹ thuật còn chưa đầy đủ. Các tiền bối có kinh nghiệm hãy cùng Hoa chia sẻ với mọi người nha.

Để sử dụng thuốc tê hiệu quả, chúng ta cần hiểu rõ thuốc tê là gì ? Và trong lĩnh vực phun xăm thì nên sử dụng tê nào là hợp lý ?

Thuốc ủ tê xăm là gì?

Thuốc tê là tổng hợp của những chất hóa học, khi vào cơ thể sẽ ít gây hoặc không gây kích thích. Có tác dụng ức chế truyền dẫn xung thần kinh. Khi ngấm vào dây thần kinh thì sự truyền dẫn bị ngưng tạm thời. Sẽ làm mất cảm giác hoặc gây liệt vận động. (Định nghĩa theo cơ sở khoa học)

tattoo tktx
Thuốc ủ tê xăm TKTX

Như vậy chúng ta cứ hiểu nôm na, đơn giản là thuốc ủ tê sẽ giúp khách hàng không thấy đau khi bị tổn thương do thực hiện phun xăm.

Kỹ thuật gây tê nào được thực hiện trong ngành thẩm mỹ?

Có rất nhiều các kỹ thuật gây tê như: Gây tê bề mặt, gây tê tại chỗ, gây tê lớp, gây tê tủy sống … Riêng trong phun xăm thẩm mỹ hiện nay hầu hết chỉ sử dụng phương pháp gây tê bề mặt. Nghĩa là ủ tê trên bề mặt ra để tê thẩm thấu xuống dưới da.

Trong phun xăm thẩm mỹ thường dùng loại thuốc ủ tê nào?

Hiện nay thị trường tê cho phun xăm rất đa dạng về mẫu và giá cả. Đi kèm với đó là chất lượng tê cũng có nhiều loại. Một số loại tê được sử dụng phổ biến là: tê hồng, tê bọ cạp, tê TKTX, tê không hình, tê Coco, tê Yuda, tê Goochie, tê cslab, tê JS …

Thuốc ủ tê xăm Cslab Hàn Quốc
Thuốc ủ tê xăm Cslab Hàn Quốc

Tham khảo: Thuốc tê chuẩn chính hãng

Kinh nghiệm ủ tê xăm hiệu quả

Trong khuôn khổ bài viết này, DCPX Hoa Bé chia sẻ tới các bạn cách ủ tê mày và mí đạt hiệu quả nhất với từng khách hàng.

Sử dụng thuốc ủ tê chất lượng

Trước tiên chúng ta cần lựa tê chuẩn chất lượng tại các cửa hàng uy tín. Tê thẩm thấu nhanh, thời gian lưu tê lâu. Và đặc biệt là không ảnh hưởng tới màu và không bị thâm sau khi làm. Riêng với mày, mí chúng ta nên dùng chính là tê kem và tê nước.

Vệ sinh sạch sẽ

Vài lưu ý dặn khách phun mày mí trước đó là: vệ sinh sạch sẽ vùng da ở mày hay mắt. Không nhổ lông mày trong ít nhất 3 ngày trước. Để giảm nguy cơ gây nhiễm trùng hay các kết quả ngoài mong muốn. Không trang điểm vùng mày mắt khi đi phun xăm hay nhuộm màu lông màu trước đó vài ngày.

Chất da

Tìm hiểu về da của khách để sử dụng loại tê phù hợp. Ví dụ như da dầu thì độ thẩm thấu sẽ kém hơn da thường nè. Từ đó cần dùng tê mạnh hơn hoặc tăng thời gian ủ tê lên. Hoặc dùng cách ủ tê đi xước để nhanh ăn tê hơn.

Tiền sử sử dụng thuốc tê

Tìm hiểu tiền sử về dùng tê của khách như sinh nở, bệnh lý, hay đã từng phun xăm… để đưa ra chuẩn đoán độ chai tê của khách hàng.

Tìm hiểu về sức khỏe

Bạn cũng đừng bỏ qua bước nè nhé. Có nhiều khách hàng bị dị ứng với tê hoặc có các bệnh liên quan tới tim mạch chẳng hạn. Khi sử dụng tê sẽ ảnh hưởng khá nghiêm trọng đó. Hãy hỏi han khách để tránh những đáng tiếc xảy ra nha.

Cách dùng thuốc ủ tê xăm với chân mày

Đối với lông mày mọi người thường có 2 cách ủ tê là ủ trực tiếp rồi làm hoặc là ủ xước để thẩm thấu sâu và nhanh hơn.

Cách ủ tê xăm trực tiếp

Cách thứ nhất: các bạn vệ sinh lông mày và thoa tê kem dày khoảng 2mm rồi ủ tê kín bằng nilong ủ tê. Thời gian ủ phụ thuộc vào chất tê bạn sử dụng và cơ địa khách. Ví dụ như với tê hồng hay tê cslab và khách cơ địa khỏe mạnh, chưa từng sử dụng tê. Thì các bạn ủ 10~15 phút là làm được nha.

Với các khách cơ địa chai tê thì bạn ủ thêm 3-5-7 phút. Lưu ý rằng: tê kem là có tê trong kem, kem là chất dẫn tê. Nên các bạn đừng tiết kiệm quá để rồi ủ tê không hiệu quả nha.

Cách ủ tê xước

Cách thứ 2 áp dụng với cả tê kem và tê nước: các bạn vệ sinh rồi thoa 1 lượt tê mỏng rồi ủ 2-3 phút sau đó đi xước qua hoặc đi khung. Và tiếp tục thoa tê ủ kín 5-7 phút rồi làm. Thời gian ủ tê sau đi xước phụ thuộc vào loại tê bạn sử dụng và cơ địa khách nha.

Lưu ý khi ủ tê xăm mày

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da trước khi ủ
  • Luôn sử dụng nilong ủ kín để tê thẩm thấu tối đa
  • Thoa lượng tê dày để đạt đủ lượng tê thẩm thấu.
  • Căn thời gian bạn thường làm để có thời gian ủ tê hợp lý, tránh phải sử dụng tê hỗ trợ khi đang làm.

Cách dùng thuốc ủ tê xăm với mí

Với mí là vùng nhạy cảm vì có mắt ở đó nên chúng ta cần sử dụng tê cẩn thận để tránh gây tổn thương cho mắt, mà cụ thể ở đây là vùng giác mạc.

Đối với các bạn có kinh nghiệm, kỹ thuật sử dụng tê thì nên dùng tăm bông tra tê chấm nhẹ 2-3 điểm. Rồi dùng tăm bông hất nhẹ để đẩy tê vào chân mi theo chiều từ dưới lên đối với mí trên, và hất nhẹ xuống dưới đối với mi dưới để tê được thoa đều.

Đối với các bạn mới vào nghề: dùng 1 miếng bông vệ sinh, đã thấm nước và vắt thật khô lót dưới mí. Để an toàn và khách không thấy khó chịu.

Cách dùng thuốc ủ tê xăm
Cách dùng thuốc ủ tê xăm

Lưu ý quan trọng khi ủ tê xăm mí

  • Chỉ nên dùng tê kem, không dùng tê nước vì nguy hiểm.
  • Không dùng nilon ủ tê khi tra tê xong. Vì khi bạn sử dụng nilon ủ tê thì tê sẽ thẩm thấu xuống đáy da mi. Và hơi tê có thể sẽ hấp hơi vào khe mí mắt. Gây cảm giác rộp, cộm. Chỉ cần tra tê và di di để tê thẩm thấu nhanh hơn là được. Trong ngành y học thì không ai ủ tê mi mắt cả, chỉ có thoa tê và trích tê. Nêu các bạn làm cần lưu ý vấn đề này nhé.

Các rủi ro khi sử dụng thuốc ủ tê xăm?

Tính đến hiện tại trong lĩnh vực phun xăm thẩm mỹ thì chưa có rủi ro xấu nào xảy ra. Vì chúng ta chỉ dùng gây tê trên bề mặt. Sẽ giúp khách hàng ít bị ảnh hưởng đến sức khỏe và không gây làm mấy ý thức của họ. Tuy nhiên cũng có một vài trường hợp rủi ro nhẹ như:

  • Dị ứng gây đỏ rộp da
  • Rối loạn nhịp tim, suy hô hấp, dị ứng với thuốc
  • Với vài trường hợp làm mí, rớt tê hoặc hơi tê vào mắt. Sẽ gây rộp và phản ứng co giác mạc. Gây cảm giác cộm.

Do vậy để tránh các rủi ro đáng tiếc, hãy tìm hiểu tình trạng sức khỏe của khách hàng. Như đang mang thai, hay đang bị bệnh gì? Để có những quyết định an toàn và thành công.

Lời kết

Bài chia sẻ của Hoa Bé dưới góc độ kinh nghiệm cá nhân và tham khảo thêm từ các giáo viên, chuyên viên làm nghề lâu năm. Nếu bạn thấy phần nào chưa hợp lý hay có kinh nghiệm hiệu quả hơn thì đừng ngại chia sẻ xuống phần bình luận nhé. Mọi đóng góp của bạn đề góp phần lớn mạnh cho cộng đồng và thể hiện giá trị của mình tăng cao.

Chúc các bạn sức khỏe và luôn thành công với nghề !

5 3 votes
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Theo dõi bình luận
Thông báo về

1 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
1
0
Bạn thấy thế nào, hãy bình luận nhé!x